Trong bài viết dưới đây Minh An sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu về cà phê nhân xanh. Chúng là gì và những vấn đề xung quanh nó.
-
Cà phê nhân xanh là gì?
Cà phê nhân còn được gọi là cà phê tươi. Về bản chất, cà phê nhân (green coffee beans) là loại hạt cà phê chưa được rang chín. Cà phê nhân có thể được phân loại dựa vào chủng loại, cách chế biến, kích cỡ hạt.
-
Phân loại cà phê nhân xanh
2.1 – Phân loại cà phê nhân xanh theo chủng loại
Cà phê nhân gồm 2 loại cà phê phổ biến là cà phê nhân Arabica và nhân Robusta. Riêng loại Arabica có 5 chủng loại phổ biến là Caturra, Bourbon, Mocha, Typica và Catimor. Ngoài ra, Việt Nam còn có cà phê Excelsa (cà phê Mít) và cà phê Culi (cà phê Bi).
2.2 – Phân loại cà phê nhân xanh theo cách chế biến
Hiện nay có 3 phương pháp chế biến nhân được sử dụng phổ biến. Bao gồm chế biến khô, chế biến ướt và chế biến mật ong.
2.3 – Phân loại cà phê nhân xanh theo kích cỡ hạt
Quả cà phê nhân sau khi được thu hoạch, ta sẽ thu được cà phê nhân tách vỏ. Các nhân xanh này được gọi chung là cà phê xô bởi chúng chưa được phân loại. Các loại nhân chất lượng cao bao gồm nhân sàng 16, sàng 18, sàng 19 và sàng 20. Trong đó, loại sàng 16 và sàng 18 là hai loại hạt phổ biến nhất. Với những loại sàng 14 và 15 sẽ được dùng làm nguyên liệu trộn để giảm giá thành sàng. Loại cà phê có kích cỡ sàng 13 thường được dùng để sản xuất cà phê hòa tan.
-
Giá trị của cà phê nhân xanh
Giá giao dịch của nhân trên thị hàng hóa thế giới hiện nay rất lớn. Khối lượng xuất nhập khẩu của cà phê nhân chỉ đứng sau dầu. Cà phê nhân có chất lượng càng cao thì giá thành càng cao. Cà phê nhân Arabica được đánh giá cao và có giá đắt hơn cà phê nhân Robusta.
Với những kiến thức trong bài viết trên, Minh An hy vọng các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về cà phê nhân. Đừng ngần ngại liên hệ Minh An để trải nghiệp các loại nhân hàng đầu cả nước nhé!